Nghệ thuật trồng cây cảnh bonsai từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã, giúp chúng ta giảm căng thẳng sau những ngày làm việc vất vả. Để tạo dáng cho cây bonsai, có thể chọn rất nhiều kiểu khác nhau. Trong đó, cây bonsai dáng văn nhân là một dáng cây bonsai đẹp mà những người yêu cây cảnh bonsai không nên bỏ qua. Cùng Mai Vang long An tìm hiểu ngay kiểu dáng này trong bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa Bonsai Dáng Văn Nhân
Cây bonsai dáng văn nhân là một thế cây bonsai đẹp nhằm đem đến sự tinh tế, thanh lịch cho không gian sống. Tư thế của cây bonsai trông giống như là một bức tranh cổ điển, được lấy cảm hứng từ nền văn học Trung Hoa. Dáng cây bonsai này thường được tạo hình từ một thân cây đơn thon dài và có ít cành hơn những dáng khác. Cây bonsai văn nhân có thân vươn cao, mang lại vẻ ngoài đầy uyển chuyển và tĩnh lặng. Đồng thời, các nghệ nhân bonsai cũng lưu ý tới việc tạo ra hệ rễ cây phù hợp, vừa đủ để có thể trồi lên phía trên mặt đất một cách đẹp mắt.
Cây cảnh bonsai dáng văn nhân có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Cây có phần thân khúc khuỷu mang lại vẻ tự do, không gò bó. Các tán cành được bố trí mảnh khảnh và hài hòa, toát lên cảm giác trầm tĩnh. Việc lựa chọn loại cây có dáng phù hợp, mềm mại và càng ít cành càng tốt là vô cùng quan trọng nhằm tạo nên một cây bonsai văn nhân đẹp và ấn tượng.
Ý Nghĩa Phong Thủy của Cây Bonsai Dáng Văn Nhân
Trong phong thủy, cây bonsai dáng văn nhân được xem là mang lại sự may mắn, bình an và tài lộc cho người trồng. Theo tư tưởng phong thủy, cây bonsai có khả năng làm cân bằng năng lượng không gian sống, giảm áp lực và mang lại cảm giác thoải mái cho mọi người. Bonsai dáng văn nhân còn là biểu tượng cho tình yêu thương, sự hòa hợp và sự cân bằng. Chính vì những điều này, cây bonsai dáng văn nhân được dùng nhiều trong trang trí văn phòng và nhà cửa, và cũng được lựa chọn như một món quà ý nghĩa trong những dịp đặc biệt.
Cách Uốn Tạo Dáng Cây Bonsai Dáng Văn Nhân
Để uốn tạo dáng cây bonsai văn nhân, rất nhiều nghệ sĩ ưa chuộng tạo bằng cách uốn cành rơi. Trong phạm vi bài viết hôm nay, bonsaivietnam chỉ đề cập tới nội dung này.
Vì sao tạo dáng bonsai văn nhân bằng cách uốn cành rơi được nhiều nghệ nhân yêu thích?
Khi tạo dáng bonsai văn nhân, nhiều nghệ nhân lựa chọn uốn cành rơi vì những lý do sau:
- Đa chiều: Khi bạn uốn, cần tạo được độ lắc và xoắn cho cành rơi sao cho khi người xem nhìn ngắm từ mọi góc độ đều thấy đẹp, hài hòa.
- Độ khó: Uốn cành cây thành dáng khúc khuỷu là một thử thách rất khó khăn. Nhưng khi cây đã già, hình dáng cây độc đáo sẽ tạo nhiều ấn tượng mạnh đối với người xem. Nếu chúng ta có thể uốn được hai khúc khuỷu trong cùng một cành, sự ấn tượng còn tăng lên gấp bội.
- Độ già và tỉ lệ: Khi bạn uốn cành rơi với một tỉ lệ hợp lý, cây bonsai già đi sẽ vẫn giữ được dáng cây đẹp và ấn tượng.
Tiện ích khi tạo dáng văn nhân bằng cách uốn cành rơi
Kỹ thuật uốn cành rơi có thể áp dụng với những loại cây có cành phóng hoặc bay, cũng có thể dùng với cành bình thường nhưng độ dài của nó phải đáp ứng yêu cầu có thể uốn cong mà không rơi xuống.
Cách các nghệ nhân uốn cành rơi cho cây dáng văn nhân
Bạn cần dùng những loại dây dày hơn cành thường để quấn dây cho cành rơi nhằm giữ được độ bền khi uốn cong nhiều. Để tránh trường hợp làm nứt hoặc gãy cành, bạn nên sử dụng dây cao su non hoặc dây nilon để bó chặt. Trong quá trình quấn dây, bạn nên chú ý đến đỉnh của những đường cong và dùng dây nhôm để tránh bị gãy. Đầu tiên, bạn nên uốn xuống một nhịp ngay tại sát chân cành để tạo được co đầu tiên. Sau đó bạn uốn vòng ra phía sau tạo co thứ hai và đảm bảo chiều sâu cho cành.
Khi tạo được độ cong vừa đủ, bạn hãy uốn cành về lại phía trước và hơi chếch xuống phần dưới gốc. Tiếp theo, bạn tiếp tục uốn cành để tạo co thứ ba có độ cong hơi chếch lên phía trên nhằm tạo được độ đa chiều cho cành. Sau đó, bạn lại tiếp tục uốn vòng xuống để tạo co thứ tư, uốn cành ra phía trước, chếch xuống dưới. Cứ như vậy bạn uốn đến co thứ năm, sáu và tiếp tục uốn để tạo được một cây bonsai thế văn nhân với cành rơi đẹp mắt.
Để tạo được độ dày cho cành và vẻ đẹp đa chiều cho cây bonsai, phần cành uốn lên trên đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vậy, bạn cũng không cần tuân theo chu kỳ uốn theo đúng thứ tự sau, trên, trước, mà bạn hoàn toàn có thể uốn theo ý muốn. Hoặc để tạo ra bất ngờ cho người xem, các co uốn có thể được tạo theo những cách khác nhau. Miễn là giữ đúng nguyên tắc: độ rộng của các co giảm dần từ chân cành cho tới đầu ngọn.
Cách bố trí những chi nhỏ ở trên cành rơi
Ở các điểm uốn cành, bạn nên lấy một nhánh nhỏ và xòe các tán ra. Ở gần ngọn cành, chúng ta có thể xếp thành một hình tam giác nhỏ nhưng vẫn cần tạo co giống như ở gần thân sao cho tổng thể cành tạo thành một hình tam giác đủ kín nhưng vẫn có độ thoáng.
Những Lưu Ý Khi Tạo Cây Bonsai Dáng Văn Nhân
Khi nuôi cành rơi, bạn cần để chúng phát triển lớn hơn so với những cành khác để tạo được hiệu ứng thẩm mỹ tốt. Tuy nhiên, những cành rơi thường phát triển chậm hơn vì chúng bị chúi xuống. Nhằm khắc phục điều đó, bạn hãy để cành rơi phát triển tự nhiên, không cắt tỉa quá nhiều trong quá trình nuôi. Khi cành đạt độ dài mong muốn, thay vì cắt bỏ, bạn hãy uốn phần ngọn lên. Phần ngọn này sẽ phát triển và tạo nhiều nhánh như những cành khác, giúp cho cành rơi to hơn.
Khi uốn cành rơi bạn cần tạo những co không đều nhau và gấp hơn để tạo được độ lắc tự nhiên, gây ấn tượng. Khi cành lượn xuống, hãy cho lắc ra sau hoặc trước tùy theo khoảng trống ở trên cành rơi. Đôi khi bạn cũng có thể tạo ra hai nhịp lắc cùng chiều.
Tạm Kết
Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được tổng quan về cây bonsai dáng văn nhân, ý nghĩa phong thủy cũng như cách uốn tạo dáng văn nhân. Nếu bạn muốn sở hữu những thế cây bonsai đẹp, cây bonsai dáng văn nhân, hãy đến với bonsaivietnam với hàng trăm mẫu bonsai đẹp, giá cả phải chăng! Chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại sự hài lòng cho quý khách!